Tìm hiểu ảnh hưởng của rối loạn thần kinh thực vật đến nhịp tim

Nếu nhịp tim tăng cao, hoặc loạn nhịp, thuốc chẹn beta là ưu tiên hàng đầu để giúp giảm nhu cầu năng lượng của tim, giúp giãn mạch máu, từ đó hạ nhịp tim. Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc đôi khi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, vì vậy cần thông báo sớm cho bác sĩ nếu có bất thường.

Tìm hiểu ảnh hưởng của rối loạn thần kinh thực vật đến nhịp tim
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Rối loạn thần kinh thực vật là một nhóm các rối loạn xảy ra khi có sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật (hay thần kinh tự trị), từ đó gây ra nhiều triệu chứng khác nhau trên nhiều cơ quan, không phải là một bệnh cụ thể.
Hệ thần kinh thực vật chi phối hoạt động của hệ tim mạch, tiêu hóa, sinh dục, tuyến tiết, tiết niệu… được chia làm 2 nhánh gồm hệ giao cảm (kích thích hoạt động) và phó giao cảm (ức chế hoạt động). Ở người khỏe mạnh hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm sẽ luôn cân bằng. Khi cán cân công bằng này dịch chuyển, sẽ gây “xáo trộn” hoạt động chức năng của các cơ quan mà nó chi phối.
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khác nhau, phụ thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. Chúng thường được phát triển qua nhiều năm, rất đa dạng. Một người bị rối loạn thần kinh thực vật có thể chỉ bị một vài triệu chứng, nhưng cũng có thể là rất nhiều triệu chứng phối hợp.
Chúng bao gồm:
do huyết áp giảm đột ngột
Khó đi tiểu, tiểu són, tiểu dắt, khiến nước tiểu trong bàng quang bị ứ lại lâu ngày, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
Khó đạt được cực khoái ở cả nam và nữ, rối loạn cương, xuất tinh sớm ở nam giới và khô âm đạo ở nữ giới
Đầy trướng bụng, cảm giác ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, nôn, buồn nôn, khó nuốt, ợ nóng… do thay đổi chức năng tiêu hóa
Chẳng hạn đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít, gây ảnh hưởng tới việc điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể
Làm ảnh hưởng tới việc điều chỉnh ánh sáng và bóng tối, khó khăn khi lái xe vào ban đêm
Trong tất cả các triệu chứng liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật, thì rối loạn thần kinh tim khá phổ biến, bắt gặp ở hầu hết những người được chẩn đoán bệnh. Bạn có thể trải qua các triệu chứng sau đây:
không chỉ về thể xác mà còn kéo theo cả tinh thần suy sụp. Nhiều người mô tả họ “lười” tất cả các công việc, ngay cả việc đi lại, dọn dẹp vệ sinh, lúc nào họ cũng chỉ muốn ngồi hoặc nằm yên một chỗ
Bạn có thể cảm nhận trái tim đập nhanh, hoặc hẫng trong lồng ngực
Một số bạn trẻ thường xuyên thức khuya, áp lực thỉnh thoảng có thể bị đau nhói vùng ngực, không giống như cơn đau mạch vành là đau như thắt chặt, như có ai đó đang bóp chặt lồng ngực
Là triệu chứng khá phổ biến, bạn có cảm giác ngộp thở, không đủ không khí để hít vào
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
Có rất nhiều các nguyên nhân được xác định có thể dẫn tới rối loạn thần kinh thực vật. Nó có thể xuất hiện ở những người:
– Người trẻ tuổi, thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài
– Nghiện rượu
– Bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, alzheimer, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày – tá tràng
– Tổn thương dây thần kinh
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc hóa trị ung thư
– Rối loạn di chuyển từ mẹ sang còn
– Mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, bệnh Lyme…
Riêng với những người mắc bệnh tiểu đường, Hiệp hội tiểu đường khuyến cáo cần đi kiểm tra hệ thống dây thần kinh này tối tiểu 1 lần/năm.
Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Rối loạn thần kinh thực vật không quá nguy hiểm. Nhưng ảnh hưởng nặng nề nhất mà căn bệnh này gây ra chính là tâm trạng chán nản, buồn bực, mệt mỏi không còn sức sống do các triệu chứng hiện diện thường xuyên. Họ rất dễ bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực dẫn tới tự sát. Đây chính là một trong những khó khăn lớn nhất, thách thức cả bác sĩ điều trị, lẫn bản thân người bệnh.
Một số rủi ro hiếm gặp hơn:
– Sự mất cân bằng nồng độ điện giải do đổ mồ hôi quá mức hoặc do tiêu chảy
– Chấn thương do ngã
– Suy thận
– Suy dinh dưỡng
Các phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn có những cách kiểm soát hiệu quả.
Mục tiêu trong điều trị đầu tiên đó chính là giải quyết căn bản nguyên nhân sinh ra bệnh. Ví dụ nếu do thuốc cần dừng thuốc, nếu do bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết. Mục tiêu thứ 2 là cải thiện các triệu chứng cụ thể mà người bệnh đang gặp phải.
Nếu rối loạn thần kinh thực vật gây ra các triệu chứng tim mạch và huyết áp, bác sĩ cần kê toa thuốc làm tăng huyết áp. Thuốc thường được chỉ định là fludrocortisone.
Nếu nhịp tim tăng cao, hoặc loạn nhịp, thuốc chẹn beta là ưu tiên hàng đầu để giúp giảm nhu cầu năng lượng của tim, giúp giãn mạch máu, từ đó hạ nhịp tim. Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc đôi khi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, vì vậy cần thông báo sớm cho bác sĩ nếu có bất thường.
Nếu các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, sử dụng thuốc để tăng co thắt đường ruột, giúp làm giảm táo bón, nếu bị tiêu chảy sẽ phải dùng thuốc tiêu chảy…
Tương tự như vậy, ở phụ nữ gặp khó khăn trong quan hệ, sẽ phải sử dụng gel bôi trơn, nam giới có thể uống Viagra. Người tiểu tiện không tự chủ ngoài việc dùng thuốc thì cần phải huấn luyện bàng quang co và giãn theo kiểm soát…
Việc tìm đến các giải pháp từ Đông y được xem là cứu cánh cho những người bị rối loạn thần kinh tim sau nhiều năm chữa trị không thành công.
- Cách làm giảm nguy cơ đột quỵ khi bị rung nhĩ
- Những lưu ý trong quá trình điều trị rung tâm nhĩ
- Những biến chứng của hội chúng mạch vành cấp
- Nguyên nhân gây đau tức ngực do tim
- Tìm hiểu triệu chứng của bệnh mạch vành
- Thông tin cần biết về bệnh động mạch vành
- Cách nhận biết rối loạn nhịp tim nhanh
- Tìm hiểu hội chứng nhịp tim nhanh tư thế
- 10 dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ não
- Phân biệt triệu chứng đột quỵ và rung nhĩ
- Những điều cần biết về điện tim
- Những cách giúp để có nhịp tim ổn định
- Những câu hỏi thường gặp về rung nhĩ
- Cách giúp người bị tim đập nhanh phòng tránh sốc nhiệt
- Nguyên nhân gây block xoang nhĩ
- Nhồi máu cơ tim cấp và những biến chứng thường gặp
- Rối loạn nhịp tim liệu có nguy hiểm?
- Cách phòng và điều trị tim đập nhanh do tăng huyết áp
- Hướng dẫn cách điều trị rối loạn nhịp tim
- Những câu hỏi thường gặp về tim đập nhanh