Cách giúp người bị tim đập nhanh phòng tránh sốc nhiệt

Nếu bạn nghĩ mình đang gặp các vấn đề kể trên hoặc nhìn thấy một ai đó có biểu hiện tương tự, hãy cố gắng di chuyển đến nơi có điều hòa không khí mát mẻ và uống một cốc nước lọc lớn. Nếu những triệu chứng này vẫn còn, hãy gọi cấp cứu y tế 115 ngay lập tức.

Cách giúp người bị tim đập nhanh phònhipng tránh sốc nhiệt
Những rủi ro có thể gặp phải khi bị shock nhiệt ở những người bị tim đập nhanh
Cơ thể bạn không nên quá nóng hoặc quá lạnh, nếu nhiệt độ của bạn tăng quá nhiều, có thể dẫn tới quá trình sốc nhiệt gây ra các hậu quả nghiêm trọng như:
Khi thời tiết bên ngoài bằng hoặc lớn hơn nhiệt độ cơ thể, đòi hỏi tim phải đập nhanh hơn và bơm máu nhiều hơn. Nhịp tim có thể tăng từ 2 – 4 nhịp/phút so với những ngày mát mẻ ở người khỏe mạnh và điều này vô cùng nguy hiểm cho người bệnh bị rối loạn nhịp tim.
Nắng nóng khiến cơ thể mất nước, máu bị cô đặc làm quá trình dịch chuyển khó khăn. Ở nhữg người bị tim đập nhanh, mất nước làm thay đổi nồng độ chất điện giải (Na+, K+…) dẫn tới thay đổi điện thế hoạt động trên màng tế bào cơ tim, từ đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp.
Thuốc chẹn beta (propranolol, atenolol…) giúp làm chậm nhịp tim sẽ hoạt động kém hiệu quả do sự lưu thông của dòng máu trở nên chậm chạp. Những thuốc lợi tiểu khiến tình trạng mất nước trở nên tồi tệ hơn do tăng đào thải nước tiểu hoặc một số thuốc an thần, chống trầm cảm có thể làm giảm việc thoát nhiệt do ngăn không cho tiết mồ hôi.
Dấu hiệu cảnh báo sốc nhiệt ở người bị tim đập nhanh không thể bỏ qua
Khi có những dấu hiệu cảnh báo sau đây, bạn có thể đang bị shock nhiệt:
Lú lẫn, chóng mặt, đau đầu
Nước tiểu sậm màu do mất nước
Ngất xỉu
Mệt mỏi, da nhợt nhạt
Chuột rút (vọp bẻ)
Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
Tăng đổ mồ hôi, tim đập loạn xạ…
Nếu bạn nghĩ mình đang gặp các vấn đề kể trên hoặc nhìn thấy một ai đó có biểu hiện tương tự, hãy cố gắng di chuyển đến nơi có điều hòa không khí mát mẻ và uống một cốc nước lọc lớn. Nếu những triệu chứng này vẫn còn, hãy gọi cấp cứu y tế 115 ngay lập tức.
6 lưu ý quan trọng giúp người bị tim đập nhanh phòng tránh sốc nhiệt
Uống đủ 2 – 2.5 lít nước trong những ngày nắng nóng. Bạn nên chọn các loại nước lọc, hoặc nước của những loại thảo mộc giúp thanh nhiệt như chè dây, nhân trần, cà gai leo, trà astiso. Nên uống đủ nước ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.
Thói quen của một số người là bật ngay điều hòa về mức lạnh sau khi về phòng. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, bới có thể khiến cơ thể gặp phải tình trạng shock nhiệt vì thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bạn chỉ nên để mức chênh lệch nhiệt độ khoảng 7 độ c.
Luôn mang theo quần áo chống nắng dày, mũ rộng vành và bôi kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30 để giảm thiểu tác động xấu của ánh nắng mặt trời.
Tập luyện thể dục, thể thao là điều tối cần thiết khi bị tim đập nhanh. Nhưng trong những ngày nắng nóng, bạn có thể giảm bớt cường độ tập luyện, và nên nhớ chỉ tập thể dục vào buổi tối sau 6h chiều và sáng mai trước 6h sáng.
Ăn nhiều rau xanh, các loại củ, quả có tính mát, chứa nhiều nước chẳng hạn như cam, quýt, dưa hấu, kiwi… nhằm bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể.
Ăn sáng đầy đủ với các loại sa lát, vài miếng bánh mỳ hay trái cây có thể giúp tinh thần bạn trở nên tỉnh táo, đủ năng lượng để tiếp tục một ngày dài.
Thực hiện tốt những lời khuyên kể trên, bạn có thể kiểm soát được nhịp tim, đồng thời phòng ngừa những rủi ro khác cho sức khỏe.
- Cách làm giảm nguy cơ đột quỵ khi bị rung nhĩ
- Những lưu ý trong quá trình điều trị rung tâm nhĩ
- Những biến chứng của hội chúng mạch vành cấp
- Nguyên nhân gây đau tức ngực do tim
- Tìm hiểu triệu chứng của bệnh mạch vành
- Thông tin cần biết về bệnh động mạch vành
- Cách nhận biết rối loạn nhịp tim nhanh
- Tìm hiểu hội chứng nhịp tim nhanh tư thế
- 10 dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ não
- Phân biệt triệu chứng đột quỵ và rung nhĩ
- Những điều cần biết về điện tim
- Những cách giúp để có nhịp tim ổn định
- Những câu hỏi thường gặp về rung nhĩ
- Nguyên nhân gây block xoang nhĩ
- Nhồi máu cơ tim cấp và những biến chứng thường gặp
- Rối loạn nhịp tim liệu có nguy hiểm?
- Cách phòng và điều trị tim đập nhanh do tăng huyết áp
- Hướng dẫn cách điều trị rối loạn nhịp tim
- Những câu hỏi thường gặp về tim đập nhanh
- Những điều cần biết về nhịp tim nhanh